Nói về độ nổi tiếng, người ta hay đến chợ tình Khâu Vai ở Hà Giang hay chợ tình Sa Pa của Lào Cai, nhưng nói về những nét văn hóa tiềm tàng của các cộng đồng dân tộc, người ta lại nhắc nhiều đến chợ tình Xuân Dương. Nơi đây lưu giữ được những nếp sinh hoạt rất đặc trưng của đồng bào dân tộc Tày, Nùng huyện Na Rì, huyện Chợ Mới (Bắc Kạn) và các huyện lân cận của tỉnh Lạng Sơn và Thái Nguyên. Mới mẻ với lễ hội chợ tình Xuân Dương

Chợ tình Xuân Dương thực chất được khơi nguồn từ câu chuyện đầy xúc động của đôi vợ chồng trẻ người dân tộc Tày yêu thương nhau, ở thôn Pác Sen, xã Xuân Dương, huyện Na Rì. Hai người nên vợ nên chồng từ những câu sli, câu lượn tại các lễ hội lồng tồng được diễn ra hằng năm ở địa phương. Vào một ngày nọ, để bắt đầu cho vụ mùa sắp tới, hai vợ chồng cùng nhau đi làm đồng, chồng cuốc đất ở đầu ruộng, còn vợ phát cỏ nơi cuối đồng. Tới trưa, vào lúc đúng ngọ, người chồng đã thấm mệt, gọi vợ về nghỉ thì chỉ nghe tiếng núi rừng vọng lại. Chạy mãi mới tới đầu ruộng nơi vợ làm việc, người chồng chỉ thấy cán dao gẫy, cỏ cây nát trơ, là chứng tích của một cuộc vật lộn, xô đẩy còn sót lại. Về sau, chàng mới biết vợ mình đã bị đám người xấu bắt đi và vợ chàng đã chống trả quyết liệt, kêu cứu trong vô vọng, bởi thửa ruộng quá dài, khoảng cách giữa hai người quá xa, nên chàng không thể cứu vợ mình kịp lúc được.

Mới mẻ với lễ hội chợ tình Xuân Dương

Khi dân bản biết chuyện, ai cũng tỏ lòng thương xót cho đôi vợ chồng trẻ. Kể từ ấy, người dân đã đặt tên cho thửa ruộng này là Nà Rỳ (ruộng dài) để nhớ về câu chuyện đầy cảm động của đôi vợ chồng trẻ ngoan hiền (Địa danh Nà Rỳ cũng được đặt cho tên của huyện, qua nhiều năm người dân trong huyện dần đọc chệch đi thành huyện Na Rì như ngày nay). Sau này, tái ngộ chồng cũ tại một phiên chợ, người vợ vừa mừng, vừa tủi nhưng cũng chỉ biết ôm nhau khóc mà không thể hàn gắn lại tình xưa, vì mỗi người đều đã có gia đình riêng. Đau lòng trước tình cảm ấy, dân bản đã quyết định chọn ra một ngày để hai vợ chồng nọ có một ngày ôn lại chuyện xưa (đó là ngày 25/3 Âm lịch). Từ đó, ngày 25/3 âm lịch hằng năm trở thành ngày hội của những đôi lứa yêu nhau trong vùng, để những người lỡ duyên trước đó được gặp nhau, ôn lại chuyện cũ.

Tin tức tiêu biểu
  • Hòa nhịp vào lễ hội Lồng Tồng Ba Bể
    Hòa nhịp vào lễ hội Lồng Tồng Ba Bể
    Ghé thăm Ba Bể, Bắc Cạn, du khách không chỉ được hòa mình trong một không gian trong lành, thoáng đãng, cũng những cảnh quan kỳ vĩ, tuyệt đẹp, mà nếu đến đúng dịp, bạn còn được tham dự những lễ hội hấp dẫn, đậm đà bản sắc dân tộc. Một trong số đó phải kể đến là lễ hội Lồng Tồng Ba Bể.
  • Kinh nghiệm du lịch hồ Ba Bể từ A đến Z
    Kinh nghiệm du lịch hồ Ba Bể từ A đến Z
    Được công nhận là một trong 20 hồ nước ngọt quý hiếm của thế giới cần được bảo vệ, hồ Ba Bể được bao bọc bởi một hệ thống chằng chịt núi đá vôi, hang động và suối ngầm. Dạo chơi trên hồ Ba Bể, bạn sẽ phải ngỡ ngàng trong một màu xanh mướt của núi rừng bủa vậy, của bóng nước gương soi xanh biếc một màu. Sau đây là những chia sẻ kinh nghiệm du lịch hữu ích cho bạn một chuyến hình trình khám phá hồ Ba Bể thú vị nhất.
  • Các địa điểm du lịch chưa đi chưa đến ở Bắc Kạn
    Các địa điểm du lịch chưa đi chưa đến ở Bắc Kạn
    Hiện nay, Bắc Kạn có vô số các danh nam thắng cảnh tuyệt đẹp được hình thành từ thiên nhiên như hang động, hồ nước ngọt, rừng nguyên sinh….cùng với nhiều di tích lịch sử lâu đời gắn liền với những ngày tháng kháng chiến của dân tộc. Ngoài ra, Bắc Kạn còn thu hút du khách bởi hình thức du lịch cộng đồng, sinh sống và tìm hiểu phong tục văn hóa cùng với đồng bào các dân tộc.
  • Xôi Ngũ Sắc- Sản Vật Tuyệt Vời Của Mảnh Đất Cao Bằng
    Xôi Ngũ Sắc- Sản Vật Tuyệt Vời Của Mảnh Đất Cao Bằng
    Cao Bằng không chỉ gây ấn tượng với du khách gần xa bởi những điểm du lịch nổi tiếng mang vẻ đẹp cuốn hút mà đặc biệt, nền ẩm thực nơi đây còn làm say lòng biết bao người lữ khách phương xa Hãy cùng với chúng tôi đi tìm hiểu về món xôi ngũ sắc, món ăn được coi là một sản vật tuyệt vời của mảnh đất nơi miền sơn cước này.
Copyright dulichhobabe.net
Top